
Rời Luân Đôn ta sẽ chuyển đến thành phố cảng Liverpool, nơi cách thủ đô của nước anh 286 km về phía Tây Bắc.
Đội bóng nửa đỏ vùng Merseyside được sở hữu bởi tập đoàn Fenway Sports có trụ sở tại Boston. Tập đoàn này đã mua lại Liverpool vào năm 2010 với mức giá 300 triệu bảng. Hai nhà sáng lập của tập đoàn Fenway Sports là Henry và Tom Werner. Werner kiếm tiền với tư cách là giám đốc điều hành truyền hình, sản xuất các chương trình nổi tiếng thế giới bao gồm The Cosby Show, 3rd Rock From The Sun và That 70s Show.
Đối với John Henry, ông lớn lên trong một gia đình nông thôn. Cũng chính vì thế mà sau này nguồn tiền của Henry chủ yếu xoay quanh các mặt hàng nông nghiệp, nổi bật trong số đó là sữa đậu nành. Ngoài bóng đá, Fenway Sports Group còn đầu tư vào các môn thể thao khác mà tiêu biểu là đội Boston Red Sox tại giải bóng chày Mỹ MLB. Tập đoàn này cũng có các khoản đầu tư vào giải đua xe NASCAR và Olympique Marseille tại Pháp.
Có lẽ về độ chịu chi tiền ở nước Anh thì hiếm ai có thể vượt qua được giới chủ của Manchester City, tập đoàn Abu Dhabi
Chỉ vài thập kỷ trước, mảnh đất mà các ông chủ Abu Dhabi kiếm tiền là một sa mạc không có người ở, nơi mà cơ hội kinh doanh chính chỉ là chăn nuôi lạc đà, trồng chà là và lặn tìm ngọc trai. Nhưng tất cả đã thay đổi vào năm 1958 khi dầu mỏ được khai thác ở Abu Dhabi lần đầu tiên. Khi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất độc lập 13 năm sau, dầu mỏ thực sự bắt đầu được xem như mỏ vàng nơi đây, giá dầu toàn cầu còn được tăng vọt sau cuộc chiến năm 1973 giữa Ai Cập và Israel.
Abu Dhabi là tập đoàn kiêm quốc gia quân chủ, vì vậy những phát triển kể trên đã khiến các thành viên của Hoàng gia trở thành những người “tiêu tiền không hết”.
Abu Dhabi và các quốc gia vùng Vịnh khác hiện đang muốn đa dạng hóa các mặt hàng từ dầu mỏ và kiếm tiền thông qua các ngành như đầu tư, kinh doanh, vận tải, du lịch và các con đường khác (nhưng dầu mỏ vẫn đang là nguồn thu chính). Công ty Dầu mỏ Quốc gia Abu Dhabi đã kiếm được khoảng 470 triệu bảng Anh vào năm ngoái.
Và đội bóng cuối cùng được nói đến trong video này Manchester United.
Gia đình Glazer đã mua lại Manchester United vào năm 2005. Để mua Man United, nhà Glazer đã vay tổng cộng 660 triệu bảng và khoảng 265 đến 275 triệu bảng được đảm bảo bằng tài sản của chính câu lạc bộ. Loại thỏa thuận này được biết đến như một hình thức đòn bẩy, cho phép nhà Glazer mua câu lạc bộ mặc dù thiếu tiền. Thỏa thuận này, kết hợp với sự sụt giảm thành công rõ rệt trên sân cỏ từ thời Sir Alex Ferguson, đã dẫn đến sự phẫn nộ sâu sắc nơi người hâm mộ nửa đỏ thành Manchester, với các cuộc phản đối trong những năm gần đây mà đỉnh điểm là vụ CĐV tràn vào sân trong trận derby nước Anh giữa United và Liverpool.
Malcolm Glazer là người đầu tiên tiếp quản Man đỏ nhưng đã qua đời 9 năm sau đó và truyền lại đế chế cho các con của mình. Ông khởi nghiệp bằng việc sửa chữa đồ trang sức và đồng hồ ở New York, sau đó chuyển sang lĩnh vực bất động sản, mua bán nhà đất và các ngành thương mại,… trước khi mở thêm các công ty về các mảng như truyền hình, chăm sóc sức khỏe, đồ chơi, xe máy….
Theo Forbes, Tập đoàn First Allied của gia đình ngày nay sở hữu hơn 2 triệu mét vuông không gian tại các trung tâm mua sắm cao cấp trên khắp nước Mỹ. Khoản đầu tư cao cấp nhất của gia đình hiện nay, ngoài Manchester United, là đội Tampa Bay Buccaneers thuộc giải bóng bầu dục Mỹ NFL.