
Ta cùng chuyển sang một đội bóng thành Luân Đôn khác là Chelsea, CLB được sở hữu bởi tỷ phú nổi tiếng người Nga Roman Abramovich.
Vào năm 2003, Roman Abramovich đã gây chấn động bóng đá Anh sau khi mua lại Chelsea. Đây cũng chính là dấu mốc mở đầu cho giai đoạn thành công nhất trong lịch sử câu lạc bộ. Tỷ phú người Nga lập tức đã đổ một lượng lớn tài sản của mình vào câu lạc bộ trong giai đoạn mà The Blues đã giành được hai Champions League, năm Premier League và mười danh hiệu khác.
Theo danh sách những người giàu nhất của Sunday Times năm nay, Abramovich có tài sản trị giá 12 tỷ bảng.
Sinh ra tại Saratov nắm nằm ở miền nam nước Nga. Một trong những dự án kinh doanh đầu tiên của Roman sau khi chuyển đến Moscow là bán đồ chơi vịt cao su trong căn hộ của mình.
Sau khi cải cách mở cửa nền kinh tế Nga, Abramovich đã kết bạn với doanh nhân Berezovsky vào đầu những năm 1990 (một người mà sau này ông sẽ phải đối mặt tại Tòa án Tối cao của Anh). Khi tài sản của Liên Xô được tư nhân hóa, Abramovich mua lại công ty dầu khí Sibneft. Một khoản thời gian sau chủ tịch của CLB Chelsea đã bán lại công ty này cho Gazprom và mang về một khối tài sản khổng lồ. Một phần lớn tài sản của Abramovich hiện nằm ở công ty Evraz, một gã khổng lồ về sản xuất và khai thác thép.
Gần hai thập kỷ sau khi mua lại Chelsea, Abramovich vẫn cho thấy độ chịu chơi của ông là không hề giảm sút. Mùa hè năm ngoái, tỷ phú người Nga đã duyệt chi khoản chi 220 triệu bảng để mang về Timo Werner, Ben Chilwell, Thiago Silva, Edouard Mendy, Ben Chilwell và Kai Havertz.
Nhắc đến Arsenal và Chelsea mà lại bỏ qua một đội bóng cũng nổi tiếng khác của thành Luân Đôn là Tottenham thì quả thật là thiếu sót.
Tuy Daniel Levy là người thường xuyên xuất hiện trên các mặt báo với tư cách là Chủ tịch của Tottenham nhưng ông không phải là chủ sở hữu thật sự của gà trống. Joe Lewis mới là người đàn ông đứng sau tất cả tại sân Tottenham Stadium.
Joe Lewis sinh ra trong một gia đình Do Thái ở London vào năm 1937 và rời ghế nhà trường để làm việc trong quán cà phê của cha mình. Ông tiếp quản công việc kinh doanh và xây dựng danh mục một chuỗi các nhà hàng, đồng thời Lewis còn chi tiền cho các khoản đầu tư khác nhằm vào khách du lịch ở London.
Một khoản thời gian sau, khi đã hiểu được quy luật dòng chảy của dòng tiền. Lewis bắt đầu bán các doanh nghiệp của mình để tập trung vào đầu cơ tiền tệ (đây là một ngành phát triển mạnh sau sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá Bretton Woods).
Sau khi đã tích lũy được một khối tài sản khổng lồ trong những năm 1980 và 1990, tỷ phú người Anh bắt đầu đầu tư thêm vào các loại hình kinh doanh khác bao gồm khách sạn, năng lượng hay bất động sản,…. Hiện nay theo bảng xếp hạng của Sunday Times, Lewis đang là người giàu thứ 41 trên thế giới với giá trị của khối tài sản ròng được ước tính lên đến 4,3 tỷ bảng Anh.
To be continued…