
Như vậy, tỷ phú Nga Abramovich đã chính thức rao bán Chelsea, sau 19 năm sở hữu. Giải đấu số một thế giới Premier League rồi đây sẽ nhớ và biết ơn người đàn ông này. Nếu Abramovich không xuất hiện, không có Chelsea đáng gờm như hôm nay và EPL chưa chắc đã trở thành cỗ máy kiếm tiền hàng tỷ đô mỗi năm nhanh như vậy. Làn sóng các nhà tài phiệt đổ tiền đầu tư vào ngoại hạng Anh sau khi Abramovich bật nút khai mào năm 2003.
Năm 2003, Abramovich cân nhắc 3 đội bóng thủ đô Luân Đôn rất kỹ trước chọn một. Chelsea lúc đó thì tài chính bết bát, lối chơi đơn điệu không có gì đặc sắc nhưng lại có địa điểm sân ở gần khu nhà giàu. Totenham thì tệ hơn, mờ nhạt mọi thứ và tiềm lực cũng rất mơ hồ. Arsenal thì tuy sỡ hữu sân Highbury cất lượng không tốt, nhưng lối chơi lại thuộc hàng quyến rũ bậc nhất thời điểm đó với dàn sao mơ ước & HLV có triết lý bóng đá riêng.
Tỷ phú người Nga thích lối chơi đẹp. Ông đầu tư vào bóng đá vì yêu môn thể thao này chứ không phải mục đích kinh doanh. Nhưng trong báo cáo của ngân hàng Thuỵ sỹ UBS đưa ra có kết luận này : Arsenal sẽ không bán mình vì họ là CLB có bản sắc riêng và tỷ lệ thành công sẽ không cao nếu gửi séc đề nghị. Và như chúng ta đã biết, cuối cùng thì Abramovich đã quyết định chồng lên bàn đàm phán 140 triệu bảng (số tiền có thể nói là khổng lồ lúc đó) để hỏi mua Chelsea. CLB này vào thời điểm đó, mọi thứ nát bét từ tài chính, thành tích cho đến lối chơi. Nhưng tỷ phú Nga tin rằng vịt bầu sẽ thành thiên nga nếu ông thật sự đặt tâm huyết vào câu lạc bộ này.

Sau này David Dein, chủ tịch của Arsenal, trong khi ngồi ăn tối với đại diện lãnh đạo Chelsea (trong buổi đàm phán phía Chelsea muốn gặp Arsenal để đề nghị mua … Thierry Henry, siêu sao số một EPL lúc đó), Dein đã đập bàn mạnh tới mức bát súp hảo hạng văng tung toé. Dein điên tiết và nguyền rủa kết luận này. Ông ta và banh lãnh đạo Arsenal năm 2003 đó đang rất cần tiền để nâng tầm CLB. Giá như Abramovich gõ cửa Highbury thay vì Stamford Bridge. Vị chủ tịch ôm đầu rên rỉ trước cặp mắt ngỡ ngàng và sung sướng của Chelsea.
Chiến tranh xảy ra giữa Nga vs Ukraine. Nhưng với thế giới kết nối và nhạy cảm ngày nay hệ luỵ xảy ra khắp nơi. Giá dầu, chứng khoán, hàng không là một chuyện. Thể thao FIFA tuyên bố phi chính trị đối với bóng đá là vậy, nhưng đã nhanh chóng cấm tuyển Nga tham dự World Cup. Đến một quốc gia duy nhất kiên định chính sách trung lập cả thế kỷ nay như Thuỵ Sỹ cũng phá lệ. Thế giới sửng sốt khi lần đầu tiên trong lịch sử các ngân hàng nước này áp phong toả các tài khoản ngân hàng mà Nga đang có ở Thuỵ Sỹ. Điều này là chưa hề có tiền lệ vì ảnh hưởng đến tính trung lập của hệ thống ngân hàng Thuỵ Sỹ, ảnh hưởng đến chính sách trung lập đã mang lại hoà bình và thịnh vượng của quốc gia nhỏ bé này.
Mọi chuyện xảy ra đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Người khôn ngoan hiểu rằng bất công là một phần tất yếu của cuộc sống và họ nhanh chóng tìm cách thích nghi. Năm 2003 khi mua Chelsea người ta giễu cợt tham vọng của ông là viển vông, là kẻ ngoại đạo chẳng hiểu gì về bóng đá. Giờ đây không chỉ người Chelsea mà Premier League sẽ rất nhớ nhà tài phiệt yêu bóng đá này. Một người khá quân phiệt nhưng đã giúp bóng đá phát triển không chỉ vì có tiền, có tham vọng mà quan trọng ông ta yêu bóng đá thực sự.
Xin cảm ơn ông, Roman Abramovich.
Bài viết trên đây được tham khảo từ nhiều nguồn, xin cảm ơn đóng góp của các bạn!
Theo dõi bóng đá trực tiếp các trận cầu đỉnh cao của Premier League với chất lượng FULL HD tại website https://socolive.org/